Tuesday 30 July 2019

Căn bệnh ca sĩ Cẩm Ly đang mắc nguy hiểm tới đâu mà bác sĩ khuyến cáo phải dừng hát?

Cẩm Ly bị thay đổi giọng hát do mắc bệnh

Cách đây không lâu, nhạc sĩ Minh Vy đã tiết lộ thông tin ca sĩ Cẩm Ly bị thay đổi giọng hát do mắc căn bệnh viêm xoang nặng. Để điều trị căn bệnh này, ca sĩ Cẩm Ly đã đi khắp nơi khám và điều trị, thử qua nhiều loại thuốc nhưng bệnh chưa thuyên giảm.

Được biết việc dùng kháng sinh kéo dài khiến cho bệnh của Cẩm Ly ngày càng nặng hơn. Viêm xoang nặng khiến cho ca sĩ Cẩm Ly không thể hát, giọng khàn đặc.

Căn bệnh viêm xoang đã ảnh hưởng tới giọng hát của ca sĩ Cẩm Ly từ năm 2015. Cẩm Ly đã nhiều lần sang nước ngoài suckhoegiadinh.org để nạo xoang, bác sĩ khuyên nữ ca sĩ nên dừng hát trong thời gian điều trị.

Vậy căn bệnh viêm xoang ca sĩ Cẩm Ly mắc nguy hiểm tới đâu và có biến chứng như thế nào?Theo bác sĩ BSCKI Nguyễn Đình Tuấn , Chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, viêm xoang là căn bệnh khá phổ biến ở điều kiện khí hậu thời tiết nước ta (nhiệt đới ẩm).

Đây là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài.

Thời gian mắc bệnh dưới 4 tuần là viêm xoang cấp tính, kéo dài hơn 12 tuần và tái phát nhiều lần là viêm xoang mãn tính.

Thủ phạm gây ra viêm xoang cấp tính thường là do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm); do viêm nhiễm đường mũi họng (viêm họng, viêm amidan, viêm mũi) hoặc do bệnh sâu răng, viêm lợi lan truyền sang các khoang gây viêm cấp…

Bác sĩ Tuấn c ho biết, hiện nay nhiều người thường chủ quan coi bệnh viêm xoang là "bệnh vặt". Viêm xoang nếu không được điều trị sớm, viêm xoang sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và có những biến chứng nguy hiểm như: viêm dây thần kinh, viêm màng não, áp xe não, viêm xương…có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Căn bệnh ca sĩ Cẩm Ly đang mắc nguy hiểm tới đâu mà bác sĩ khuyến cáo phải dừng hát? - Ảnh 1.

Hình ảnh chụp viêm xoang của bệnh nhân Đ, BSCC.

Bác sĩ Tuấn cho hay, mới đây bác sĩ cũng tiếp nhận điều trị cho trường hợp bệnh nhân Lương Thị Đ (62 tuổi, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) tới khám trong tình trạng đau đầu vùng hốc mắt, trán, đỉnh bên trái đau âm ỉ liên tục, kèm theo chảy nước mũi đã được khoảng 10 ngày.

Sau khi, được chỉ định làm nội soi mũi xoang thì bác sĩ phát hiện Polyp mũi xoang hàm, tụ dịch trong xoang trán trái.

"Viêm xoang là bệnh không thể chữa bằng vài liều thuốc kháng sinh đơn giản, qua loa mà phải tuân thủ quy trình và thời gian điều trị của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng bằng những loại thuốc đặc trị để có hiệu quả tốt nhất", bác sĩ Tuấn khuyến cáo.

Cách phát hiện ra viêm xoang sớm

Bác sĩ Tuấn cho hay khi có những dấu hiệu sau cần cảnh giác với bệnh viêm xoang.

Đau nhức: Nếu bị viêm xoang hàm sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng má; Viêm xoang trán thì đau nhức khu vực ở giữa 2 lông mày và đau trong một khung giờ nhất định. Nếu viêm xoang sàng trước thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt; Nếu viêm xoang sàng sau và xoang bướm sẽ cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.

Chảy dịch mũi: Người bị viêm xoang trán ngoài triệu chứng đau đầu còn hay bị chảy dịch mũi. Dịch thường đặc, có màu vàng, nâu hoặc xanh, có dịch mũi tanh hoặc hôi

Điếc mũi: Khi viêm xoang, nếu không được chữa trị sớm và đúng cách thì bệnh có thể trở nên nặng, gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.

Ngoài ra, viêm xoang còn có thể có một số dấu hiệu khác như đau đầu, có thể có sốt nhẹ hay sốt cao, cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập. Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh, người bệnh không thể tập trung, không muốn ăn.

Hạn chế nguy cơ viêm xoang chuyên gia khuyến cáo:

- Giữ gìn vệ sinh mũi họng để tránh bị viêm mũi, viêm họng dẫn đến viêm xoang. Người bị viêm xoang mạn tính cần phải giữ ấm vùng mũi họng thường xuyên khi gặp thời tiết lạnh để tránh đợt viêm cấp.

- Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như (khói thuốc lá, bụi đường phố, khói xe, hóa chất…).

- Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

- Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc xịt mũi, nhỏ mũi.

- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, rèn luyện thân thể hợp lý để nâng cao thể lực

- Đi khám bệnh sớm khi có các triệu chứng của bệnh viêm xoang

Đọc thêm bài cùng tác giả Ngọc Minh, tại đây .

Vòng eo mới là yếu tố để đánh giá nguy cơ tử vong sớm

Vòng eo mới là yếu tố để đánh giá nguy cơ tử vong sớm - 1

BMI không mô tả loại mỡ hoặc vị trí của nó.

Các nhà khoa học đã đề nghị cập nhật các thực hành y khoa sau khi phân tích cho thấy những phụ nữ có chỉ số BMI “khỏe mạnh”, nhưng thừa mỡ bụng có nguy cơ tử vong sớm cao hơn.

BMI, được định nghĩa là tổng khối lượng của một người chia cho bình phương chiều cao của họ, giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về sức khỏe cơ bản của bệnh nhân.

Ở Anh, điểm BMI từ 18,5 đến 24,9 được coi là khỏe mạnh, 25 đến 29,9 là thừa cân và 30 tuổi trở lên là béo phì.

Tuy nhiên, chỉ số này không tính đến loại hoặc vị trí của mỡ, mà các nhà khoa học ngày càng tin rằng đóng vai trò lớn trong việc quyết định khả năng của một người mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Iowa đã kiểm tra dữ liệu từ gần 157.000 phụ nữ sau mãn kinh được theo dõi trong tới 20 năm.

Họ phát hiện ra rằng những người có chỉ số BMI dưới 25 nhưng chu vi vòng eo từ 35 inch (88,9cm) trở lên có nguy cơ tử vong trong thời gian nghiên cứu cao hơn 31% so với phụ nữ có cân nặng bình thường và vòng eo dưới 35 inch.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thừa mỡ nội tạng có liên quan đến kháng insulin, tăng insulin máu, rối loạn lipid máu và viêm, là những yếu tố nguy cơ của CVD và một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư đại tràng.

Giáo sư Wei Bao, đồng tác giả của nghiên cứu mới, cho biết: “Người có cân nặng bình thường dựa trên BMI, cho dù bị béo bụng, thường được coi là bình thường trong thực hành lâm sàng theo hướng dẫn hiện hành.

"Điều này có thể dẫn đến bỏ lỡ mất cơ hội đánh giá nguy cơ và các chương trình can thiệp trong phân nhóm nguy cơ cao này.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận một số hạn chế trong nghiên cứu, bao gồm chỉ xem xét phụ nữ sau mãn kinh lớn tuổi và phải dựa vào vòng eo vì không có dữ liệu hình ảnh của mô mỡ.

Tăng nguy cơ chết sớm ở phụ nữ có BMI bình thường nhưng thừa mỡ bụng tương đương với mức tăng nguy cơ 30% ở người có BMI từ 30 trở lên và cũng bị béo phì ở vùng bụng, vốn bị coi là nhóm nguy cơ cao nhất.

Nghiên cứu cũng cho thấy hai nguyên nhân chính gây tử vong ở những người có BMI bình thường nhưng kích cỡ vòng eo lớn là bệnh tim mạch và ung thư liên quan đến béo phì.

BS. Katarina Kos, một chuyên gia về bệnh tiểu đường và béo phì tại Đại học Exeter, cho biết: “Các tác giả có một thông điệp quan trọng, đó là cho mọi người cần giữ lối sống lành mạnh bất kể cấu tạo cơ thể nói chung và, không có gì đáng ngạc nhiên, nhóm phụ nữ gầy với ít mỡ bụng được thấy tích cực hơn”.

Bà nói thêm: “Các tác giả giải thích suckhoegiadinh.org rằng béo bụng trong đó mỡ xấu tự bao bọc quanh các tạng và thâm nhiễm vào các tạng có thể là nguyên nhân tại sao những người tương đối gầy hơn, đặc biệt là những người có mỡ bụng, vẫn có thể tăng nguy cơ tử vong mặc dù có BMI “khỏe mạnh”.

Tuần trước, một nghiên cứu trên BMJ đã kêu gọi những người làm chính sách phân loại lại bệnh béo phì như một căn bệnh nhằm xóa bỏ sự kỳ thị rằng đó là "tự gây ra" và khuyến khích những người có vấn đề về cân nặng tìm kiếm sự giúp đỡ.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Journal of the American Medical Association.

Cẩm Tú

Theo Telegraph

Monday 29 July 2019

Vì sao sỏi thận có thể gây suy thận ?

Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát, va chạm vào đường niệu gây ra những cơn đau thắt lưng, đau quặn thận, tiểu ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu.

Đa phần các trường hợp bị sỏi đường tiết niệu là do sự lắng đọng các khoáng chất (oxalat, canxi, acid uric, phospho...), khi lượng nước đào thải qua thận ít hoặc rất ít sẽ làm lắng đọng các khoáng chất gây nên cặn thận, sỏi thận .

Người bệnh sẽ thấy đau thắt lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận.

Trong các loại sỏi thận thì sỏi canxi là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 80 - 90%. Lý do là lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết và được loại bỏ qua thận, nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi.

Sỏi canxi thường xuất hiện ở những người có lượng vitamin D cao hoặc bị cường tuyến giáp. Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.

Tất cả các loại sỏi đều có thể gây tổn thương thận có thể dẫn đến suy thận nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

Thông thường khi sỏi ở bể thận nó sẽ âm thầm và không gây triệu chứng hay nguy hiểm gì. Tuy nhiên, khi viên sỏi di chuyển, đặc biệt là rơi xuống niệu quản thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là sẽ gây ra các cơn suy thận cấp và mạn.

Vì sao sỏi thận có thể gây suy thận ? - Ảnh 1.

Sỏi thận có thể gây suy thận (Ảnh minh họa)

Viêm bể thận, tiết niệu cấp: Việc các viên sỏi cọ xát gây tổn thương niêm mạc ống thận, gây nhiễm khuẩn thận - tiết niệu. Biểu hiện là sốt cao, rét run, ứ nước, ứ mủ bể thận, đái rắt, đái mủ. Trường hợp viêm cấp có thể phục hồi hoàn toàn nếu được chữa trị kịp thời. Nếu để chậm trễ thì có thể dẫn đến suy thận cấp và ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm thận, bể thận mạn: Là hậu quả của viêm bể thận cấp tái phát nhiều lần hoặc kéo dài, kết quả dẫn đến xơ hóa các tổ chức kẽ thận, gây suy giảm chức năng cô đặc (tái hấp thu lại nước) của thận, làm chức năng thận suy giảm.

Suy thận cấp : Hay gặp trong trường hợp sỏi rơi xuống suckhoegiadinh.org niệu quản gây vô niệu hoàn toàn. Viên sỏi rơi làm tắc cả hai bên niệu quản gây ứ nước toàn phần, dẫn đến suy thận. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sỏi chỉ ở một bên niệu quản, nhưng do phản xạ co mạch, dẫn đến co thắt cả hai bên niệu quản gây vô niệu làm hình thành cơn suy thận cấp.

Suy thận mạn: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, chúng ta thường không chú ý đến, vì bệnh diễn biến thầm lặng và do lâu ngày tích dần lại. Chính nhiều lần bị viêm thận – tiết niệu dẫn đến xơ hóa và teo các tổ chức kẽ thận, xơ hóa lan và cuộn cả vào mao mạch cầu thận, làm mất dần chức năng lọc máu của thận. Ban đầu chỉ là suy thận độ nhẹ, nhưng nếu điều trị triệt để nguyên nhân thì sẽ không thể điều trị được.

Vậy phải làm sao để phòng ngừa suy thận khi bị sỏi thận?

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh dành cho người bị sỏi thận luôn được ưu tiên hàng đầu.

Giảm ăn muối: Người bị sỏi thận nên giảm ăn muối. Ăn mặn dẫn đến nồng độ natri nước tiểu tăng cao, dẫn đến tăng bài tiết canxi trong nước tiểu, gây nên sỏi thận.

Giảm đường: Đường được biết đến là "cái chết trắng" của thời đại mới. Trái với cảm giác ngọt ngào mà đường mang lại là sự gia tăng các bệnh tật nguy hiểm khi tiêu thụ quá nhiều đường. Đường là nguyên nhân gây béo phì, tiểu đường, huyết áp, ung thư…các chất sucrose và fructose trong đường cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Giảm ăn thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê… luôn được ưu tiên lựa chọn vì chúng chứa nhiều sắt, giàu protein. Nếu bạn ăn quá nhiều các loại thực phẩm này dẫn đến làm giảm pH nước tiểu, tăng bài tiết canxi niệu và giảm citrat niệu, một chất có công dụng ngăn hình thành sỏi thận trong nước tiểu.

Giảm thực phẩm chứa oxalat: Oxalat hay axit oxalic được hấp thu từ chế độ ăn được lọc và đào thải gần như hoàn toàn qua nước tiểu. Nếu nước tiểu quá đặc hoặc nồng độ oxalat niệu quá cao, thì nó rất dễ kết hợp với canxi tạo thành chất rắn không tan, lắng đọng tại ống thận gây ra sỏi.

Nên uống nhiều nước lọc, nước chanh: Uống nhiều nước lọc, một ngày bạn nên uống đủ 2,5 lít nước lọc và một cốc nước chanh vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 giờ, sẽ giúp đào thải các viên sạn nhỏ, bào mòn các viên sỏi lớn giúp hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị sỏi thận.

Bé trai 3 tuổi nguy kịch vì uống... nhầm xăng

Theo Bác sĩ Lý Vũ Bảo Thanh - Phụ trách khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, trưa ngày 21/7, bé P.H.V. (3 tuổi, trú xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) nhập viện trong tình trạng tím môi, ho và ngất do uống nhầm xăng.

Bé trai 3 tuổi nguy kịch vì uống... nhầm xăng - 1

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

Chỉ sau khoảng 5 phút nhập viện, tình trạng diễn tiến của bệnh nặng hơn, bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp nặng, nôn và tiểu ra máu.

Khi nhập viện, bé P.H.V. được cho thở oxy và chuyển khoa Nhi để điều trị hồi sức. Việc uống nhầm xăng đã khiến cho bé bị viêm phổi nặng, suy thận suckhoegiadinh.org và xuất huyết tiêu hóa.

Tại đây, bé đã được ê-kíp các bác sĩ khoa Nhi điều trị hồi sức tích cực, truyền dịch, cho thở CPAP (thở áp lực dương liên tục qua mũi) và kháng sinh tĩnh mạch giúp bé V. vượt qua cơn nguy hiểm.

Sau 5 ngày điều trị tích cực, hiện tình trạng sức khỏe của bé V. đã được cải thiện, bé tỉnh táo, tự thở tốt, giảm ho, ăn được cháo.

Theo người nhà được biết, ngày 21/7, trong lúc chơi, cháu V. thấy chai nước để góc nhà và đã lấy uống mà không hề biết uống nhầm xăng.

Bác sĩ Lý Vũ Bảo Thanh cho hay, việc uống nhầm xăng, dầu, hóa chất là tai nạn đặc biệt nghiêm trọng. Xăng dầu là hóa chất bay hơi nên dễ hít vào phổi, nếu lượng xăng dầu vào phổi nhiều sẽ có nguy cơ gây suy hô hấp nặng, thiếu oxy trầm trọng dẫn đến tử vong.

Vì vậy, khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, người thân không nên tự ý móc họng cho bé nôn ói vì sẽ làm xăng, dầu xâm nhập nhiều hơn vào đường hô hấp. Tốt nhất là nhanh chóng đưa trẻ đến cở sở y tế để được xử trí kịp thời.

C.Bính

Mì ăn liền có tốt cho sức khỏe?

Vì vậy, nếu chỉ ăn mì tôm mà không bổ sung thêm chất đạm và rau xanh, bữa ăn mất cân đối, nếu sử dụng thường xuyên và liên tục như vậy cơ thể sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.

Hiện nay, trong bữa ăn hàng ngày không ít người lựa chọn các loại thực phẩm được chế biến sẵn từ các loại ngũ cốc (miến, bún, mì gạo, mì tôm...), trong mỗi loại (miến, bún, mì gạo, mì tôm...) lại có rất nhiều sản phẩm rất phong phú và đa dạng, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn theo sở thích, tiện lợi, phù hợp điều kiện của bản thân và gia đình.

Mì tôm là một loại thực phẩm ra đời sau so với các loại thức ăn truyền thống như: bún, mì gạo, miến nhưng nó đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn vì sự tiện lợi, cũng như mùi vị hấp dẫn mà nó đem lại.

Người ta ăn mì tôm theo nhiều cách khác nhau như: cho mì tôm vào bát tô rồi đổ nước sôi vào đậy nắp để 5 – 10 phút sau đó ăn hoặc nấu mì tôm với các loại thịt hoặc trứng với rau, mì tôm xào với rau và thịt,...Việc sử dụng mì tôm rất đơn giản, dễ dàng, thuận tiện vì vậy được nhiều đối tượng yêu thích.

Mì tôm được làm từ nguyên liệu chính là bột mì, bột sắn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ bột đường và chất béo, lượng chất đạm có rất ít và chủ yếu là đạm thực vật.

Vì vậy, nếu chỉ ăn mì tôm mà không bổ sung thêm chất đạm và rau xanh, bữa ăn mất cân đối, nếu sử dụng thường xuyên và liên tục như vậy cơ thể sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.Trong mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (chứa nhiều axít béo no, khó tiêu hóa), carbonhydrates (chất bột) và rất ít chất xơ.

Mì ăn liền có tốt cho sức khỏe? - Ảnh 1.

Trong quá trình sản xuất, mì ăn liền được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao, trong quá trình chịu tác động của nhiệt độ cao dầu sinh ra các chất béo thể trans và một số thành phần độc hại khác không tốt cho cơ thể.

“Trans fat” sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, trong gói mì còn có 2 gói nhỏ gia vị (muối) và mỡ, 2 gói nhỏ này làm bát mì ăn liền thêm màu sắc và mùi vị hấp dẫn, chất phụ gia hương vị có tác dụng tạo sự ngon miệng, đánh lừa cảm giác của người ăn nhưng không tốt cho người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu,...

Trên thị trường hiện hiện nay có rất nhiều loại mì tôm, đóng gói bằng các bao bì khác nhau: giấy, túi nhựa, bát nhựa,...Với nhãn mác ghi thành phần giá trị các chất dinh dưỡng chưa cụ thể và chi tiết, thông tin còn sơ sài, không rõ ràng như: Giá trị về năng lượng (kcal), chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ…

Trọng lượng mỗi gói mì khoảng 75 gam, cung cấp năng lượng 350 Kcal, chất béo 14 gam, chất đạm 6 gam, carbohydrate 52 gam. Người tiêu dùng, khi sử dụng mì ăn liền nên bổ sung thêm các thực phẩm gồm: rau xanh cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau muống, dưa leo, cà rốt, cà chua, hành lá khoảng 150 gam, đồng thời bổ sung từ 25 - 30 gam chất đạm động vật và thực vật như: thịt bò, thịt heo, tôm, trứng,… để đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.

Với những sản phẩm này cần có quy định về lượng “trans fat” cùng với các tiêu chí về chất lượng chất béo có trong sản phẩm. Bởi vì, chất lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày là rất quan trọng đối với các vấn đề về rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch… Việc ghi rõ các thành phần trong nhãn mác giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm tốt và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Đã từ lâu, trên một số phương tiện thông tin đại chúng chúng ta đã đề cập đến vấn đề “trans fat”, nhưng người tiêu dùng Việt Nam có thể chưa biết hoặc quá dễ tính lên vẫn sử dụng.

Còn cơ quan quản lý, chưa đưa ra quy định về việc ghi thành phần Trans fat trên thực phẩm. Mặc dù vậy, các nhà sản xuất cũng cần phải đi tiên phong trong vấn đề đảm bảo sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người dân bằng việc cam kết sản phẩm của mình không có “trans fat” và nghiên cứu bổ sung thêm chất xơ.

Trong lúc chờ đợi những quy định về “trans fat” trong các sản phẩm thực phẩm ở Việt Nam, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chất lượng.

Ngoài việc phối hợp các loại thực phẩm khác, bạn nên lựa chọn và chế biến đúng cách để đảm bảo mì đủ dưỡng chất. Mỗi loại mì có quy trình nấu khác nhau, người dùng nên tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, nước cho mỗi gói mì khoảng 300 ml và nấu trong vòng 3 phút, tuyệt đối không ăn “mì úp”.

Tùy theo sở thích, cũng như sức khỏe của người tiêu dùng mà có cách lựa chọn mì ăn liền sao cho phù hợp. Xét về góc độ cá nhân, từ vài năm nay tôi không sử dụng sản phẩm này trong các bữa ăn.Những người mắc bệnh rối loạn lipid máu, suckhoegiadinh.org tăng huyết áp, thừa cân/béo phì, đái tháo đường cần hạn chế sử dụng sản phẩm này.

Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, khi ăn mì ăn liền chúng ta nên bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bữa ăn cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 3 sản phẩm mỹ phẩm Holika Holika

Đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 3 sản phẩm mỹ phẩm Holika Holika - 1

Công văn thu hồi sản phẩm của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.

Ba loại mỹ phẩm: kem chống nắng dạng gel Holika Holika Moisture Sun Gel SPF50+ PA++++ (số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 43138/17/CBMP-QLD; ngày cấp: 17/8/2017); kem nền Holika Holika Holi pop BB (số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 43123/17/CBMP-QLD; ngày cấp: 17/8/2017); kem trang điểm Holika Holika Holi pop BB (số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 43125/17/CBMP-QLD; ngày cấp: 17/8/2017).
Cả 3 dòng sản phẩm này do công ty ENPRANI CO.,LTD, 88 Chukhang-daero 296 bcon-gil, Junggu, Incheon, Hàn Quốc sản xuất. Công ty đứng tên công bố và chịu trách nhiệm dưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường là Công ty TNHH xuất nhập khẩu mỹ phẩm I-Ioàng Gia (Địa chỉ kê khai trên Phiếu công bố: 11 Trần Hưng Đạo, Khu phố 2, phường Hiệp Phú, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh)

Cục Quản lý Dược thông tin, lý do thu hồi 3 sản phẩm nói trên là do thành phần công thức sản phẩm mỹ phẩm ghi trên nhãn không đúng như thành phần công thức đã kê khai trên Phiếu công bố.

Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty TNHH xuất nhập khẩu mỹ phẩm Hoàng Gia phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng 03 sản phẩm mỹ phẩm nêu trên do Công ty đứng tên công bố; tiến hành thu hồi toàn bộ các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định.

Gửi báo cáo thu hồi 03 sản phẩm mỹ phẩm nêu trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 20/8/2019. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh giám sát việc thu hồi 03 sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định nêu trên của Công ty TNHH xuất nhập khẩu mỹ phẩm Hoàng Gia, báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn tiến hành thu hồi 03 sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định nêu trên; kiểm tra, giám sát suckhoegiadinh.org các đơn vị thực hiện.

Trước đó ngày 19/7, Cục Quản lý Dược cũng thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi 2 sản phẩm mỹ phẩm cũng vói lý do tên sản phẩm ghi trên nhãn không đúng tên sản phẩm ghi trên Phiếu công bố. Cụ thể:

Đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc 3 sản phẩm mỹ phẩm Holika Holika - 2

Hai sản phẩm này do Công ty TNHH Soji (Địa chỉ: Lầu 10, Tòa nhà Phước Thành, 199 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TPHCM) nhập khẩu và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Nguyễn Hùng

Nhà có 3 con gái thì 2 người mắc ung thư: Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân và việc cần làm

2 đặc điểm để xác định ung thư có yếu tố gia đình

Bà N.T.Ng (sinh năm 1960, tại Ngọc Hồi, Hà Nội) có hai người con cùng bị mắc ung thư. Bà Ng cho biết, cách đây 10 năm cô con gái đầu của bà sinh năm 1983 phát hiện mắc căn bệnh ung thư vú khi mới 26 tuổi.

Thời điểm đó, cả nhà bà đã rất sốc vì cô còn trẻ, tương lai sự nghiệp mới bắt đầu. Tuy nhiên, cú sốc ung thư một lần nữa lại đến với bà khi cô con gái thứ 2 cũng bị mắc ung thư vú như chị vào năm (2015).

Bà Ng cho biết, bác sĩ nghi ngờ gia đình bà có yếu tố gia đình và yêu cầu các thành viên còn lại nên đi tầm soát. Bà Ng, luôn lo lắng về mối nguy cơ ung thư yếu tố gia đình cho cô con gái út.

Theo PGS.TS. Trần Huy Thịnh - Phó Trưởng Bộ môn Hóa - Sinh, Đơn vị Tế bào trị liệu - Trường Đại học Y Hà Nội, ung thư được xem là một trong những căn bệnh có tính di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ di truyền của các loại ung thư là khác nhau, nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ dưới 10%.

Trong đó, cá biệt ung thư vú buồng trứng có hội chứng gia đình di truyền lên tới 10-15%.

Nhà có 3 con gái thì 2 người mắc ung thư: Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân và việc cần làm - Ảnh 1.

PGS.TS Thịnh chia sẻ 2 đặc điểm nhận diện ung thư có tính chất gia đình.

Ung thư có tính di truyền là căn bệnh ung thư đó lưu hành trong gia đình dòng họ đó. Nhưng không phải bất cứ ai mang gen sinh ra cũng mắc ngay ung thư, mà nguy cơ tăng lên theo thời gian.

Những người ung thư có tính di truyền hội chứng gia đình sẽ có nguy cơ cao hơn so với cá thể khác trong cộng đồng.

"Ví dụ, nếu một người phụ nữ bình thường khỏe mạnh thì nguy cơ mắc ung thư vú theo các nghiên cứu trên thế giới là khoảng 12% trong cuộc đời của mình. Còn phụ nữ được xác định mắc hội chứng ung thư có tính di truyền, thì nguy có mắc ung thư vú lên tới 70-80%", PGS. Thịnh nói.

PGS.TS Thịnh cho biết thêm: "Để xác định gia đình có bị ung thư di truyền hay không, cần căn cứ vào 2 đặc điểm: Mắc ung thư từ rất sớm khoảng dưới 40 tuổi và có ít nhất 2 thành viên trong gia đình cùng mắc một loại ung thư nhau và khởi phát sớm" .

Nhóm người có ung thư có yếu tố gia đình cần phải lưu ý tới tình trạng sức khoẻ, sàng lọc ung thư sớm ở những cơ quan mắc ung thư có liên quan tới yếu tố gia đình của mình.

PGS.TS Thịnh cho biết thêm, nhiều người đang hiểu sai loại vắc xin ung thư có thể phòng bệnh được cho nhóm có yếu tố nguy cơ.

"Tôi khẳng định vắc xin ung thư được coi là 1 trong những biện pháp điều trị ung thư, nhưng chưa phải là liệu pháp điều trị ung thư chính. Nó không phải là biện pháp để phòng mắc ung thư.

Thành phần của vắc xin được bào chế từ các chất có thành phần tương tự tế bào ung thư. Giúp cho thể có khả năng nhận diện tốt tế bào ung thư, kích hoạt hệ thống miễn dịch. Hiện nay, khoa học đang chế tạo ra những chất kích hoạt hệ thống miễn dịch tốt hơn nữa ", PGS.TS Thịnh nói.

Ung thư mắc phải chủ yếu do yếu tố ngoại cảnh

Còn theo PGS. TS. Vũ Hồng Thăng Phó Trưởng Bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội; Trưởng khoa Điều trị nội 4, Bệnh viện K khẳng định ung thư do di truyền không nhiều, chủ yếu mắc ung thư là do yếu tố ngoại cảnh, điều này đã được khoa học chứng minh.

Loại ung thư có thể di truyền do đột biến gen, người bị đột biến có nguy cơ mắc cao hơn so với người không bị đột biến, tuy nhiên không phải cứ đột biến là mắc ung thư.

Một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư buồng trứng... trên thế giới ghi nhận khoảng 10% mắc do đột biến gen. Nếu so sánh tỉ lệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, người Việt có tỉ lệ đột biến mắc ung thư trong nhóm thấp nhất thế giới.

"Người bị đột biến gen nên đến các suckhoegiadinh.org trung tâm hoặc gặp chuyên gia tư vấn di truyền ung thư để có kế hoạch phòng bệnh cho bản thân và gia đình, từ đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp", bác sĩ Thăng nói.

Các yếu tố ngoại cảnh tăng nguy cơ mắc ung thư có thể kể tới như:

Nhóm tác nhân hóa học: khói thuốc lá có chứa hàng chục chất gây ung thư; Chế độ ăn không hợp lý ăn, ăn các thực phẩm có chứa chất bảo quản, các thực phẩm chế biến sẵn có chất sinh ra ung thư; Ô nhiễm môi trường, tồn dư thuốc trừ sâu trong nông sản...

Ngoài ra, còn có nhóm tác nhân vật lý: Bức xạ ion hóa, tia cực tím và nhóm tác nhân vi khuẩn, vi rút...

Đọc thêm bài cùng tác giả Ngọc Minh, tại đây .